Mỗi một món đồ lưu niệm đều gợi tới miền nhớ về nét đẹp văn hóa của một miền quê hay xứ sở nơi ta có dịp đặt chân qua. Và cũng có những món quà khi nhìn thấy nó người ta sẽ chợt nhớ tới cội nguồn của nó như một sự trân trọng cái đẹp hay đơn giản chỉ là kỉ niệm một thời đã qua. Cũng chính vì lí do đó mà hầu như mỗi một vị khách du lịch ít nhiều đều mua lấy những món quà kỉ niệm cho riêng mình khi đi đến một nơi nào đó. Chiếc khăn rằn Campuchia đến từ vương quốc của văn hóa Chăm pa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Nổi tiếng với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thông qua đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của các nghệ nhân, chiếc khăn rằn là một “đặc sản” khi bạn ghé thăm Campuchia.. Hãy cùng khám phá xem sức hút của chiếc khăn rằn Campuchia nằm ở đâu mà đã chinh phục được trái tim của người dân Campuchia và trở thành vua của những chiếc khăn ở quốc gia có nền văn hóa rực rỡ cổ xưa của dân tộc Khmer qua bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử ra đời khăn rằn Cambodia
Khăn rằn gắn bó với người Campuchia từ thế kỷ thứ 17. Theo tín ngưỡng, người dân nơi đây theo đạo Hindu thờ ba vị thần: thần sáng tạo (Brahma), thần bảo tồn (Vishnu) và thần hủy diệt (Shiva). Trong số đó có thần Vishnu là người hiền hòa, đôn hậu luôn luôn che chở cho con người. Thần Vishnu thường cưỡi trên mình rắn thần Naga 7 đầu.
Người dân Campuchia vì lòng tôn kính thần Vishnu đã làm ra chiếc khăn Krama (dịch là khăn rắn) tượng trưng cho rắn thần Naga. Họ cho rằng quàng, quấn chiếc khăn trên đầu như luôn có thần Vishnu và rắn thần Naga ở bên, mang lại may mắn, bình an cho người quàng nó. Từ nguyên thủy, khăn rằn Campuchia được định hình sẵn những màu đỏ, vàng. Qua quá trình cộng hưởng, khăn mang nhiều màu sắc hơn bao giờ hết. Ngay cả người sản xuất cũng không thể thống kê hết được có bao nhiêu màu sắc của khăn rằn Krama.
Không chỉ đa dạng về màu sắc, tuyệt hảo về chất liệu, khăn rằn Campuchia còn sở hữu những công dụng cực kỳ hữu ích mà ít có dòng khăn nào sánh được. Khăn thường dùng để chống lạnh, nhưng khăn rằn lại được sinh ra vốn là để che nắng, cái nắng chói chang ở Campuchia. Vì thế những chiếc khăn rằn Campuchia dày dặn, thấm hút mồ hôi tốt đã giúp nó trở thành chiếc khăn bản sắc tới tận bây giờ.
Xem thêm: Mẫu khăn rằn Nam bộ se tua mới nhất
Khăn rằn Cambodia đa dạng màu sắc
Khăn rằn Campuchia – nét đẹp văn hóa màu sắc
Hiện nay, những chiếc khăn rằn được dệt từ làng nghề truyền thống ở Đảo Koh Dach, tỉnh Kandal. Krama có những điểm vượt trội khiến cho nó trở thành vua của những chiếc khăn, một chất liệu cotton hoàn hảo đến giản dị như: khăn mềm mịn, chất lượng vải dệt từ 100% sợi bông nguyên chất; màu sắc, mẫu mã đa dạng; nhiều khổ 1m5, 1m7 với khổ ngang 40cm, 60cm và giá cả hơi nhỉnh hơn khăn rằn Nam Bộ.
Người Khmer đã thống kê rằng chiếc khăn rằn của mình có tới 90 công dụng khác nhau. Tuy nhiên những công dụng cơ bản của khăn rằn Campuchia vẫn là che nắng, thấm hút mồ hôi, giữ ấm, làm trang phục… Ngoài những công dụng này, người dân địa phương còn kết hợp khăn rằn làm váy, xà rông, tạp dề,… Các bà mẹ còn dùng khăn rằn làm võng, quấn quanh trẻ sơ sinh hoặc làm túi đựng đi chợ. Như vậy, khăn rằn cứ thế len lỏi vào từng sinh hoạt, đời sống của người dân. Chính vì những thói quen truyền thống đã giúp chiếc khăn rằn trở thành một ngành công nghiệp, mang đậm dấu ấn văn hóa của đất nước này.
Từng nghe qua câu thơ:
“Chiếc khăn quàng nồng nàn.
Như môi cười.
Như mắt nhìn.
Như sự gần gũi.
Thả lên”.
Những gì kết tinh từ cuộc đời đắng cay mặn nồng, từ giọt buồn giọt vui, từ những điều mộc mạc chân thưc, từ nếp nghĩ nếp cảm và cội nguồn văn hóa sẽ sống mãi qua sự sàng lọc của thời gian, có lẽ vậy mà chiếc khăn rằn Campuchia đến với cuộc đời và sống mãi với đất nước cùng con người nơi đây như một minh chứng cho quy luật bất di bất dịch ấy.