Báo Giá Khăn Rằn Nam Bộ – Cung cấp Khăn Rằn giá Xưởng

Ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất đồng bằng Nam Bộ trù phú, ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những chiếc khăn rằn nam bộ, hay với tên gọi khác là khăn choàng Nam Bộ truyền thống được người dân đeo lên cổ hoặc quấn lên đầu. Chiếc khăn rằn này đã tạo thành một nét riêng cho những người dân nơi đây. Và tại làng nghề khăn Choàng (hay còn gọi là xưởng khăn rằn Nam Bộ), hàng trăm năm nay người dân vẫn cùng nhau giữ gìn và phát triển nghề dệt khăn rằn, đưa những chiếc khăn trở thành mặt hàng, quà tặng du lịch giá trị đối với du khách khi đến với miền Tây sông nước.

Lịch sử ra đời của chiếc khăn choàng Nam Bộ (khăn rằn Nam Bộ)

Người Khmer trong quá trình cộng cư của các dân tộc trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long đã mang theo kỹ thuật chiếc khăn rằn tới đây và được chuyển thành thứ trang phục đặc trưng của nhiều dân tộc khác. Chiếc khăn choàng Nam Bộ ban đầu có hai màu đen – trắng hoặc nâu – trắng.

Tới hiện tại, chiếc khăn rằn ban đầu có 5 màu cơ bản là đen – trắng, đỏ – trắng, xanh – tím, xanh lá mạ. Những gam màu đôi cơ bản này đan chéo nhau, tạo thành những ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và cái tên khăn rằn có lẽ bởi các lằn ngang dọc của những màu sắc trên khăn.

Chiếc khăn choàng Nam Bộ ban đầu có chiều dài 120x60cm. Về sau, khiếc khăn này có thêm kích thước 150x70cm, 170x80cm để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.

Chiếc khăn choàng Nam Bộ ban đầu có hai màu đen - trắng hoặc nâu - trắng
Chiếc khăn choàng Nam Bộ ban đầu có hai màu đen – trắng hoặc nâu – trắng

Nét đặc trưng khác biệt của khăn choàng Nam Bộ

Trước khi những trang phục từ phương Tây du nhập vào Nam Bộ, người dân xứ này có lối ăn mặc với khăn rằn đóng vai trò chủ chốt. Không những chỉ có điền chủ, người giàu sử dụng nó, mà còn cả những người dân lam lũ. Không chỉ có phụ nữ mà cả nam giới cũng sử dụng loại khăn này.

Và có một sự thật ít ai biết về chiếc khăn Nam Bộ này. Đó là trong kỹ thuật Krama dệt bằng chỉ xe từ sợi bông, có sự co rút đàn hồi và  khả năng thấm hút nước tốt thì khăn rằn Nam Bộ có kỹ thuật độc đáo hơn.

Để dệt ra một chiếc khăn choàng Nam Bộ, người thợ phải trải qua một quá trình cầu kỳ với nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc đảo những cuộn chỉ lớn thành những cuộn chỉ rời rồi đem nhuộm màu. Sau đó, họ hồ bột cho chỉ. Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất vì nó giúp sợi chỉ cứng hơn, dễ dệt khăn hơn. Tiếp theo, người thợ dệt khăn sẽ quấn chỉ vào những con thoi để đưa lên khung và bắt đầu dệt lên những tấm khăn màu sắc.

Việc sử dụng bột gạo làm cho sợi chỉ mục đi, giúp sợi chỉ thô như vải bố nhưng càng giặt vải sẽ càng mềm và đẹp hơn, từ đó chiếc khăn càng được sử dụng lại càng mềm. Đây là bí quyết rất hiếm loại khăn trên thế giới có được. Có thể nói rằng, nét đặc trưng khác biệt của chiếc khăn Nam Bộ chính là ở điểm này.

Sử dụng bột gạo làm cho sợi chỉ mục đi, giúp sợi chỉ thô nhưng càng giặt vải sẽ càng mềm
Sử dụng bột gạo làm cho sợi chỉ mục đi, giúp sợi chỉ thô nhưng càng giặt vải sẽ càng mềm

Cách sử dụng chiếc khăn rằn Nam Bộ

Khăn rằn hay còn gọi là khăn choàng Nam Bộ là chiếc khăn choàng khổ to, vì vậy có rất nhiều cách sử dụng chiếc khăn choàng này. Xưởng khăn rằn Nam Bộ xin đưa ra cho bạn một số cách sử dụng sau:

  • Sử dụng khăn này làm chiếc mũ đội (quấn) trên đầu để che nắng.
  • Sử dụng khăn này làm chiếc “khẩu trang” che bụi bằng cách quần ngang ở mặt.
  • Sử dụng khăn choàng Nam Bộ quàng cổ giữ ấm.
  • Có thể dùng khăn này như một chiếc caravat chụp đậm nét Nam Bộ.
  • Chiếc khăn rằn còn có thể dùng như một chiếc túi xách thuận tiện.
  • Lợi thế của khăn là khổ khăn to, vì vậy bạn có thể dùng như một tấm chăn đắp.
  • Chiếc khăn rằn có thể trở thành vũ khí tự vệ vô cùng hữu ích khi bạn rơi vào những tình huống nguy hiểm.
  • Chiếc khăn rằn đã từng đồng hành cùng biết bao chiến sĩ cách mạng trong quá khứ, trở thành vật giữ ấm khi cần hoặc là băng vết thương khi cấp bách.

Và cho tới ngày nay, khi bạn tới với miền quê sông nước Cửu Long, bạn sẽ thấy người nam sử dụng khăn quanh trán để cản mồ hôi rơi xuống mắt khi làm việc. Người nữ quàng khăn vào cổ, hai tà khăn để phía trước ngực dùng lau mồ hôi khi cần.

Chiếc khăn rằn còn có thể dùng như một chiếc túi xách thuận tiện
Chiếc khăn rằn còn có thể dùng như một chiếc túi xách thuận tiện

Cách bảo quản chiếc khăn rằn Nam Bộ

Khi mới mua chiếc khăn rằn về, bạn cần giặt khăn để tránh cảm giác thô ráp, dị ứng nhẹ như ngứa da ở lần đầu tiên sử dụng. Bởi vì trong quá trình dệt khăn, khăn phải ngâm trong lớp bột hồ bằng gạo để dễ dàng dệt sợi.

Tuy vô hại nhưng sẽ gây cảm giác chiếc khăn bị đơ và da bị thô ráp khi tiếp xúc. Sau khi giặt khăn, bạn sẽ thấy khăn ra nước hồ và trở nên mềm mại, hơi rũ so với trước khi giặt. Trong quá trình sử dụng, để bảo quản khăn được lâu bền thì bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Bạn không nên sử dụng những loại bột giặt có độ tẩy mạnh để tránh tối đa việc sợi chỉ bị mục ra. Khi giặt khăn, bạn chỉ nên dùng ít bột giặt vì khăn khi gặp nước xà bông sẽ tạo rất nhiều bọt.
  • Tránh vò mạnh tay hay bàn chải giặt đồ chà mạnh lên khăn. Bạn nên dùng tay bóp nhẹ lên khăn khi giặt. Như vậy sẽ giúp những sợi chỉ của khăn không bị sút chỉ và chạy chỉ.
  • Tuyệt đối không nên giặt khăn bằng thuốc tẩy và máy giặt.
  • Bạn không nên để bột giặt vương lại chút nào trên khăn để tránh kích ứng da. Hãy giặt thật sạch chiếc khăn rằn để sử dụng. Và đừng quên dùng một chút nước xả vải để tạo mùi hương cho chiếc khăn của mình luôn tỏa hương thơm.
Tránh vò mạnh tay hay bàn chải giặt đồ chà mạnh lên khăn
Tránh vò mạnh tay hay bàn chải giặt đồ chà mạnh lên khăn

Giá trị của chiếc khăn rằn

Trải qua biết bao nhiêu thế hệ, đến nay chiếc khăn Nam Bộ này vẫn là hình ảnh đẹp sắc nét về văn hóa sâu sắc của người dân miền Tây vùng sông nước Cửu Long. Việc giữ gìn và phát triển những nét đẹp của khăn rằn là vô cùng quan trọng. Không chỉ những thế hệ đi trước có nhiệm vụ lưu truyền mà đối với các thế hệ trẻ sau này, chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Hình ảnh chiếc khăn rằn đơn sơ, giản dị luôn xuất hiện cùng hình ảnh người dân miền Tây thật thà, chất phác. Không chỉ gắn bó với người dân miền Tây từ những năm xa xưa mà tới tận ngày nay, chiếc khăn rằn còn theo chân những người trẻ có niềm đam mê khám phá mọi miền Tổ Quốc. Khoác trên mình chiếc áo cờ đỏ sao vàng và trên cổ là chiếc khăn choàng Nam Bộ được quàng gọn gàng, đây là một trong nhiều cách thể hiện tình yêu thương đối với quê hương và đất nước.

Với một xã hội hiện đại ngày càng có nhiều thay đổi văn hóa trang phục, chúng ta vẫn phải nhìn nhận những giá trị, hình ảnh đẹp từ một biểu tượng truyền thống của đất nước chữ S Việt Nam này.

Chiếc khăn rằn giản dị luôn xuất hiện cùng người dân miền Tây thật thà
Chiếc khăn rằn giản dị luôn xuất hiện cùng người dân miền Tây thật thà

Giá khăn rằn hiện nay trên thị trường

Hiện nay với sự phát triển của ngành công nghiệp cùng với đó là xu thế hiện đại hóa, công nghiệp hóa, việc sản xuất ra những chiếc khăn rằn hay còn gọi là khăn choàng Nam Bộ đã dễ dàng hơn. Dù cho trong việc sản xuất vẫn còn nhiều trở ngại như số lượng máy móc, số lượng làng nghề, số lượng nghệ nhân dệt khăn còn hạn chế, nhưng giá cả những chiếc khăn không phải ở mức cao. Xưởng khăn rằn Nam Bộ rất lấy lòng vinh dự được trao tới tay khách hàng những chiếc khăn chất lượng nhất với giá cả phải chăng.

Tổng kết

Với tuổi đời làng nghề hằng trăm năm và sự cố gắng không ngừng nghỉ của những nghệ nhân dệt khăn điêu luyện, xưởng khăn rằn Nam Bộ luôn giữ lấy phương châm sản xuất ra những chiếc khăn rằn có chất lượng cao cấp nhất để gửi tới tay quý khách hàng. Liên hệ với chúng tôi qua SĐT 094.362.5608 để nhận tư vấn và mua hàng giá tốt, chất lượng.

 

Thông tin liên hệ

Bạn muốn mua sản phẩm với giá tốt nhất. Vui lòng liên hệ trực tiếp nhân viên tư vấn khách hàng hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
  • XƯỞNG KHĂN RẰN NAM BỘ
  • Địa chỉ: 202/20/5 Trần Thị Hè phường Hiệp Thành Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phone: 0943625608
  • Email: xuongkhanrannambo@gmail.com
  • Website: https://khanran.com.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/xuongkhanrannambo

    Xưởng Khăn Rằn Nam Bộ

    “Xưởng khăn rằn Nam Bộ” được mở ra không chỉ là nơi buôn bán mà nó còn là nơi để tôi lưu giữ nét truyền thống quê tôi và đưa chiếc khăn từ một món quà quê lên phố và đi xa hơn trên thế giới. Hãy đến với Xưởng, đến với những câu chuyện khác nhau và rồi chúng ta lại cùng nhau viết tiếp văn hoá Việt bạn nhé!!! Xưởng khăn rằn Nam Bộ – Lưu truyền văn hóa Việt. + Đặt mua ngay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.